Diễn đàn lớp 12B4 - Lê Lợi High School
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng kí để tham gia vào diễn đàn

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn lớp 12B4 - Lê Lợi High School
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng kí để tham gia vào diễn đàn
Diễn đàn lớp 12B4 - Lê Lợi High School
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phân tích đọan thơ bi trág của người lính Tây Tiến(ĐÈ2)

Go down

Phân tích đọan thơ bi trág của người lính Tây Tiến(ĐÈ2) Empty Phân tích đọan thơ bi trág của người lính Tây Tiến(ĐÈ2)

Bài gửi by DiemHanh Mon Oct 17, 2011 6:06 pm

Khi chím vào cái bi thương, cảm hứng của nhà thơ lại được nâng đỡ bởi đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Trong khoãng không gian núi rừng vừa bao la vừa dữ dội ấy, biết nơi đâu là nấm mồ chôn xác các anh! Chốn biên thùy xa xôi,những nấm mồ viễn sứ mọc lên rải rác khắp nơi. Các anh trở thành người chiến sĩ vô danh nằm lại ở đất khách quê người. Chao ôi! Cái bi thương như nhuộm cả không gian. Những người lính Tây Tiến đang ngã xuống,đường hành quân được đo bằng sinh mạng người chiến sĩ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Cái chết được khắc họa bằng nét khái quát. Hai từ “rải rác” cực tả chất bi tráng trong cái chết của người lính Tây Tiến. Các anh đã”chẳng tiếc đời xanh”,chẳng tiếc tuổi trẻ với bao khát vọng và tương lai đang đang chờ đón để ra đi làm tròn trách nhiệm của người con đối với núi sông.

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sự bi thảm của người lính Tây Tiến ở chỗ gục ngã bên đường không có một manh chiếu che thân. Tuy nhiên cái bi thảm ấy đã hàm chứa một vẻ đẹp hùng tráng. “Áo bào thay chiếu” là cách nói trang trọng. Người chiến sĩ hi sinh được mai táng trong chính bộ quần áo của mình vì không có chiếu. Đối với nhà thơ,manh áo ấy chính là “áo bào” của một chiến binh,của một người anh hùng nơi chiến trận. “Anh về đất” là về với quê hương đất mẹ,hóa thân vào sông núi,cái chết của anh trở nên bất tử.

Hình tượng người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng,chói ngời vẻ đẹp lí tưởng. Tác giả phản ánh chân thực,sinh động hiện thực khốc liệt và tinh thần,ý chí s8at1 đá,tư thế hiên ngang của cả một lớp người Việt Nam trong kháng chiến. Đây là cái chết đẹp đẽ vì lí tưởng. Người lính Tây Tiến đối mặt với cái chết một cách bình yên cao cả

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Có thể nói,chất bi tráng là một phương diện quan trọng trong việc khắc họa tượng đài người lính Tây Tiến. Sự chuyển hóa giữa cái “ bi” và “tráng” tạo nên sức chấn động sâu xa trong lòng người đọc. Sự “hùng tráng” đoực cảm nhận qua sự “bi thương”,từ cái “bi” khiến người lính trở nên đẹp lạ lẫm. Vừa rất chân thực đến trần trụi vừa đẹp vẻ đẹp cao cả sáng ngời.

Hình ảnh người chiến sĩ hết mình vì lí tưỡng quên mình “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” trong thơ Quang Dũng đem lại cho người lính Tây Tiến vẻ đẹp trượng phu thường có trong văn học cổ điển. đó là tư thế của trang nam nhi “ xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, của hành động “ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. Người chiến sĩ cách mạng đã nêu cao khí tiết,đã dâng hiến cả cuộc đời cho nền hòa bình,độc lập tự do của ca dân tộc. Đây là một sự hi sinh đáng được trân trọng

(Làm Bài Tốt Haz.Bài Đây Là Cúi Cùng Oài Đó:cheers: )
DiemHanh
DiemHanh
Lớp trưởng
Lớp trưởng

Tổng số bài gửi : 338
Points : 416
Zép : 7
Join date : 23/09/2011
Age : 30
Đến từ : PK

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết